Cách tạo Website chi tiết cho người mới
Website chiếm một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay. Website là nơi lưu trữ mọi thông tin, tin tức trên mạng internet. Đây chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Vậy làm sao để tạo Website? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo Website nhanh chóng cho những người mới.
Website là gì?
Website hay còn có những cách gọi khác như trang web, trang mạng. Đây là một tập hợp bao gồm nhiều trang lưu trữ và chia sẻ dữ liệu dưới nhiều dạng như hình ảnh, văn bản, video hay flash,…Nó nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các server chạy online. Hầu như tất cả Web truy cập công khai đều tạo nên World Wide Web.
Vai trò của Website đối với hoạt động của doanh nghiệp
Cách tạo Website không quá phức tạp như mọi người vẫn thường hay nghĩ. Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay một trang web phục vụ cho việc kinh doanh. Website mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Cung cấp thông tin doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ: Khi mọi thông tin được công bố trên Website, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Từ đó giúp họ có những đánh giá tích cực về doanh nghiệp.
- Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng: Khi xây dựng một Website thì phạm vi khách hàng sẽ không còn bị giới hạn ở một khu vực nhất định. Doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng chu đáo ở mọi lúc, mọi nơi.
- Quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ: Đây là công cụ marketing online hiệu quả. Giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng.
- Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng: Doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp trên Website nhờ các công cụ hỗ trợ một cách dễ dàng.
Các bước tạo website
Bước 1: Lên ý tưởng tạo dựng Website
Bước quan trọng đầu tiên trong cách tạo Website chính là tìm ý tưởng cụ thể cho trang web. Cụ thể đó là mục đích của Website, những chức năng nào cần có để phục vụ người truy cập tốt nhất.
Lựa chọn loại hình Website phù hợp với nhu cầu của bạn
Hiện nay có rất nhiều loại Website với nhiều mục đích và tính năng để bạn lựa chọn như:
- Trang web thương mại điện tử: Dùng để bán hàng online.
- Website dưới dạng blog cá nhân: Nơi dùng để chia sẻ những kinh nghiệm về du lịch, ẩm thực, kinh doanh, trải nghiệm…
- Trang Website tin tức: Là dạng báo điện tử, chuyên cung cấp tin tức mới hay những câu chuyện về đời sống, xã hội.
- Website về giáo dục.
- Diễn đàn hay forum: Một dạng cộng đồng online, nơi người dùng có thể trò chuyện, chia sẻ thông tin, rao vặt,…
- Trang Website dạng Landing Page: nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing.
Xác định chức năng và công nghệ cần có cho Website
Sau khi chọn được loại Website phù hợp, bạn cần xác định chức và công nghệ cho Website. Ví dụ, nếu bạn tạo Website bán hàng thời trang thì cần có chức năng mua hàng tự động, thanh toán trực tuyến. Hay như các forum thì cần tính năng đăng ký, đăng nhập thành viên, tranh thảo luận từng topic,…
Bước 2: Đăng ký tên miền cho trang web
Tên miền hay Domain được hiểu đơn giản là địa chỉ của Website. Trước khi đi vào quá trình thiết kế Website thì đăng ký tên miền cho Website là rất quan trọng, cần thiết. Chúng giúp người dùng dễ dàng tìm được Website của bạn trong hàng ngàn địa chỉ khác nhau.
Bạn có thể lựa chọn đặt tên miền mang tính cá nhân hóa hoặc gắn với đặc trưng của doanh nghiệp, sản phẩm hay thương hiệu… Dưới đây là một số kinh nghiệm đặt tên miền bạn cần lưu ý khi thiết kế, lập trình website đó là:
- Tránh đặt tên miền quá dài và phức tạp vì nó khiến người dùng khó nhớ.
- Kiểm tra tên miền để đảm bảo đó là tên miền duy nhất, không giống với bất kỳ tên miền nào trước đây.
- Không nên đặt tên miền chứa các ký tự đặc biệt, ký tự số.
- Các đuôi tên miền phổ biến nên chọn như .com, .vn, .net, .org,… cho tên miền.
Bước 3: Thuê Hosting để lưu trữ dữ liệu cho Website
Bước tiếp theo trong cách tạo Website chính là tiến hành thuê web Hosting cho Website. Đây là không gian lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên Website của bạn. Khi đã thuê được web Hosting, bạn hãy kết nối nó với domain lại với nhau.
Có 3 loại web Hosting phổ biến mà mọi người hay lựa chọn là Shared Hosting, Cloud Hosting và VPS Hosting. Đối với những người không chuyên, không rành về lập trình thì nên chọn Shared Hosting hoặc Cloud Hosting.
Dưới đây là một số yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn và mua web Hosting:
-
- Tổng số lượng Website kết nối với Hosting.
- Đăng ký SSL cho website
- Dung lượng lưu trữ của nó.
- Ram; công nghệ lưu trữ là SSD hay HDD.
- Ứng dụng trang quản trị Website.
=> Xem thêm: Top 7 dịch vụ đăng ký SSL giá rẻ uy tín nhất hiện nay
Bước 4: Chọn nền tảng thích hợp để khởi tạo Website
Bước quan trọng nhất trong cách tạo Website chính là lựa chọn nền tảng phù hợp. Bởi việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và quá trình hoạt động trang web của bạn về sau. Hiện nay có 4 nền tảng web phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:
Cách tạo Website cá nhân đơn giản với CMS
Đây là một công cụ tạo, thiết kế và quản lý Website khá phổ biến hiện nay. Các thương hiệu CMS nổi tiếng được nhiều người tin dùng phổ biến nhất là thiết kế web WordPress hoặc trên các nền tảng khác như Drupal và Joomla.
Tự tạo Website với Website Builder
Đây là quá trình tạo Website dựa trên sự hỗ trợ của nhiều công cụ khác nhau. Một trong những nền tảng tiêu biểu của Website Builders là Wix. Công cụ hỗ trợ đắc lực trong cách tạo Website nhanh chóng, đơn giản.
Tạo 1 Website tự code riêng
Cách tạo Website với nền tảng này thì bạn cần thuê một bên dịch vụ để viết code riêng. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp muốn thiết kế giao diện Website theo yêu cầu riêng của mình một trang Website duy nhất, độc đáo. Hạn chế của nền tảng này chính là chi phí triển khai lớn, quá trình nâng cấp rất khó khăn.
Thiết kế Website với Cloud Platform
Cloud Platform là nền tảng làm web dựa trên công nghệ đám mây. Nền tảng nền được sử dụng phổ biến trong cách làm Website bán hàng và Website doanh nghiệp. Một số thương hiệu nổi tiếng đang sử dụng nền tảng này như Sapo Web, Haravan, Spotify,…
Bước 5: Lập kế hoạch phát triển sau khi tạo Website
Yếu tố tiên quyết để đánh giá một Website tốt đó là phải chuẩn SEO. Sau khi đã tạo Website thành công thì bạn cần có những kế hoạch cụ thể để phát triển Website. Trước tiên là phần nội dung cho trang Website, tùy mỗi lĩnh vực sẽ có một nội dung chi tiết, phù hợp.
Tiếp đến là chiến dịch marketing để quảng bá Website rộng rãi. Cụ thể, bạn có thể chia sẻ trang web lên các cộng đồng, mạng xã hội, SEO website hay quảng cáo,… Hiện nay Mona Media là đơn vị cung cấp giải pháp quảng bá thương hiệu online cho doanh nghiệp từ A – Z bao gồm từ khâu lên ý tưởng, thiết kế web theo yêu cầu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho đến marketing trọn gói. Tham khảo chi tiết tại: https://mona.media/
Để phát triển một trang web, bạn nên sử dụng những công cụ như:
- Ahrefs, SimilarWeb: Các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh.
- Google Keywords Planner, keyword tool: Các Công cụ tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa phổ biến.
- Website Auditor, SEOquake: Công cụ tối ưu SEO Onpage.
- Google Analytics, Google Search Console: Công cụ phân tích toàn diện Website.
Bước 6: Lập kế hoạch chăm sóc sau khi tạo Website
Bên cạnh việc xây dựng thì quá trình bảo trì nâng cấp và chăm sóc Website cũng rất cần thiết. Đây được xem là bước cuối cùng trong cách tạo Website mà mọi người cần lưu ý. Dưới đây là một số nhiệm vụ mà bạn cần lưu ý như:
- Nhanh chóng xử lý các sự cố kỹ thuật phát sinh trên Website và Hosting.
- Cập nhật, nâng cấp các phần mềm đang cài đặt trên Website để mang lại hiệu quả khi sử dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì để đo lường hiệu quả của trải nghiệm, tính năng hỗ trợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu marketing ngày càng tăng khi bạn phát triển Website.
- Chăm sóc nội dung trên Website, cụ thể là thực hiện SEO web để nó có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google.
- Cập nhật thường xuyên các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Hy vọng với những chia sẻ về cách tạo Website trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Giờ đây bạn đã có thể tự tay thiết kế Website riêng để kinh doanh hay để phục vụ cho cá nhân mình. Có thể thấy để tạo Website hoàn chỉnh và hoạt động hiệu quả, bạn cần có kiến thức chuyên môn cao. Nếu như không có kinh nghiệm trong việc tạo và vận hành Website bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ lập trình và thiết kế web của các công ty công nghệ. Đây giải pháp đang được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Chúc các bạn thành công.