11 Tips dành cho những người bị stress
Áp lực, căng thẳng là những cụm từ thường dùng để chỉ những xúc cảm ở người trưởng thành và nó đang khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Với những người thường xuyên phải đối mặt với những áp lực, thì stress có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nó xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống như tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ tình cảm, gia đình, học hành, bạn bè…. Với những người kiểm soát tốt cảm xúc của mình, tần suất căng thẳng có thể ít hơn nhưng không có nghĩa là không bao giờ gặp. Nếu chúng ta không có phương pháp ứng xử kịp thời với những tình huống gây ra stress thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số hạnh phúc của mỗi người, khiến cuộc sống sẽ trở nên nặng nề hơn, khả năng làm việc sẽ kém đi, sự chán chường xuất hiện và kéo dài để lại khá nhiều hậu quả về sau. Vì thế mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình các kiến thức liên quan đến stress và các phương pháp đối phó với stress vì làm tăng khả năng chịu đựng và vượt qua “stress” là rất cần thiết. Theo dõi bài viết dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn các phương pháp giúp giảm bớt stress và cải thiện cảm xúc tích cực cho các bạn
1. Thi vị hóa cuộc sống, tự tạo niềm vui cho bản thân:
Hãy trở nên lạc quan và yêu đời trước mọi việc. Những ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể cùng người thân đi picnic, tổ chức party cùng bạn bè, thăm thú những danh thắng nổi tiếng trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới. Hay bạn cũng có thể chọn cho mình một vài thú vui tao nhã tại nhà như nuôi thú cưng, trồng cây cảnh, làm các đồ handmade trang trí nhà cửa như terrarium bonsai driftwood (cây bonsai khô trong bình thủy sinh), làm khung ảnh để bàn,…
2. Dành thời gian cho yoga hay thiền định:
Là một trong những biện pháp ngăn ngừa stress rất hiệu quả đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học chứng minh nó không chỉ giúp giảm stress, tâm trí an lạc mà còn cải thiện toàn diện sức khỏe thể chất. Phương pháp này phù hợp với những người hay suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng, suy giảm trí nhớ và dễ bị kích động về cảm xúc, mất kiểm soát trong cuộc sống.
3. Đi du lịch:
Hãy biết tận hưởng và nhìn nhận những thay đổi của thế giới xung quanh mình. Nếu có điều kiện, bạn hãy đi du lịch trong và ngoài nước cùng với người thân. Những thắng cảnh đẹp cùng với con người mới, phong tục tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và óc quan sát của bạn. Nó là giải pháp tốt nhất để thay đổi tâm trạng chán chường và mệt mỏi của bạn sau những tháng ngày làm việc căng thẳng. Chính vì thế mọi người thường có một câu nói cửa miệng khi quá mệt mỏi :” xách balo lên và đi”.
4 . Ngủ đủ giấc:
Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp. Một giấc ngủ đủ đem lại rất nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới: trẻ hóa, phục hồi và tái tạo da, tăng khả năng tập trung, giảm nguy cơ bệnh tật, giảm căng thẳng, stress, kiểm soát được cân nặng, sống thọ hơn,…
5 . Lập kế hoạch sinh hoạt theo đồng hồ sinh học:
hãy lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập hay làm việc. Xây dựng một kế hoạch sinh học phù hợp và khoa học cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được sự cân đối giữa công việc, học tập giải trí trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó để có thêm cảm hứng mới mẻ trong công việc các bạn có thể đặt tại bàn làm việc một chậu xương rồng nhỏ với ý niệm luôn mạnh mẽ trước những khó khăn hay một bình tiểu cảnh terrarium bonsai tăng thêm phần phong thủy cho bàn làm việc của bạn.
Lựa chọn cho mình một cây Bonsai driftwood tại website: https://bonsaidriftwood.com
6. Sống và ăn uống một cách khoa học:
Hãy để đồng hồ báo thức đánh thức bạn vào buổi sáng vào một giờ nhất định, hãy ăn sáng thường xuyên. Bạn sẽ dậy đúng giờ và có một thói quen sinh hoạt đều đặn. Hầu hết mọi người đều thú nhận “Nếu như đi làm mà không ăn sáng, tôi thường bị đau đầu và rất dễ bị stress”. Một chế độ ăn giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid (chocolate đen, rau xanh đậm, ớt chuông màu sáng và rượu), không quên bổ sung đủ rau củ, trái cây hằng ngày, uống đủ nước… tất cả đều rất an toàn và cải thiện tốt cho sức khỏe của bạn
7. Tăng cường vận động:
Mỗi ngày bạn nên bỏ ra ít nhất 45 phút cho việc tập luyện thể dục. Ví dụ như đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao…sẽ làm cho máu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng hiệu quả hơn. Tập thể dục giúp đốt cháy cortisol (hoocmon ở tuyến thượng thận tiết khi căng thẳng, lo lắng, tức giận…) do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins, chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.
8. Hãy học cách chia sẻ và cho phép mình được dựa dẫm
Khi cảm thấy stress, bạn cần có một chỗ dựa, cần một người để chia sẻ. Hãy tìm đến những người bạn, những người thân thương nhất để được sẻ chia và nhận những lời khuyên của họ. Họ sẽ vỗ về và có thể là liều thuốc tốt nhất với bạn lúc đó. Đừng cố gắng mạnh mẽ, vì con người đôi khi cũng có những lúc yếu đuối mà không thể biết trước được đâu nhé.
9. Tự thỏa mãn bản thân:
Mỗi khi công việc làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và stress dồn nén, hãy “nuông chiều” mình bằng cách thưởng cho mình một thú vui thích nào đó. Bạn đừng bắt mình phải phục tùng theo một chế độ cứng nhắc nào nếu như thời điểm thực hiện không thích hợp. Hãy thử “phá lệ” một lần xem, hãy nghĩ về những điều làm bạn cảm thấy vui, hạnh phúc, hãy làm những gì bạn muốn và bạn thích.
Có nhiều cách để làm thỏa mãn bản thân, bạn có thể đi du lịch, tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc đăng ký một khóa học ngắn hạn nào đó mà mình yêu thích, một khóa học online chất lượng và phù hợp với sở thích có thể giúp bạn giảm stress đáng kể trong cuộc sống. Tốt nhất là bạn nên chọn các khóa học online, vì khi tham gia các website học online bạn sẽ thoải mái về thời gian hơn cũng như đảm bảo việc học các khóa phụ trợ này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Hãy chọn cho mình một mục tiêu để có thể làm thỏa mãn bản thân nhé.
10. Suy nghĩ tích cực:
Khi mọi thứ xảy ra không như bạn mong đợi có khi còn trở nên tồi tệ hơn, tâm trí bạn sẽ tràn ngập những tư duy tiêu cực, lúc này thì mới thực sự là một thử thách. Những lúc này, hãy nghĩ và xác định một điều gì đó tích cực vừa xảy ra hôm nay, dù điều tích cực đó lớn hay bé đi nữa đều không quan trọng. Nếu bạn không nghĩ được điều gì đó tích cực hôm nay, thì nghĩ về ngày hôm qua, hoặc thậm chí cả tuần trước nữa. Điều tôi muốn nói ở đây là để giúp bạn giải tỏa và giảm bớt căng thẳng thì hãy tìm một điều gì đó tích cực khi mọi suy nghĩ của bạn đang trong tình trạng tiêu cực. Hoặc hãy thử tập trung làm một điều gì đó khiến bạn thú vị để quên đi việc phải suy nghĩ như nghe một bài nhạc bạn yêu thích, nhâm nhi một tách trà, tách cafe, ăn một ít bánh ngọt hay socola, nhìn ngắm những bức ảnh đẹp, nhìn các bình terrarium bonsai driftwood treo ở ban công hay đặt trên bàn làm việc….tuy chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng nó sẽ ít nhiều giúp cải thiện cảm xúc của bạn
11. Cười nhiều và thường xuyên:
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tiếng cười là loại thuốc hiệu quả để trị bệnh căng thẳng. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm “hoóc môn stress” cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm. Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác.