Lập trình viên là ai? Công việc của một lập trình viên
Thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này càng ngày càng cao. Những vị trí công việc liên quan tới lập trình máy tính được nhiều công ty tuyển dụng và có mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để trở thành lập trình viên bạn cũng cần trải qua quá trình đào tạo không hề đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về lập trình viên là ai? Công việc của một lập trình viên như thế nào?
Lập trình viên là ai?
Lập trình viên hay còn gọi là Developer, được hiểu là kỹ sư phần mềm, họ sẽ sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng, thiết kế và bảo trì các chương trình máy tính, phần mềm. Lập trình là một kĩ năng rất đặc thù và bạn có thể tiếp cận, học nó ở nhiều nguồn khác nhau. Ngoài các trường đại học, trường dạy lập trình thì bạn hoàn toàn có thể học lập trình online qua các khóa đào tạo trực tuyến bằng website chỉ bằng một chiếc máy tính cơ bản và internet.
Lập trình viên được ví như thợ coding (gõ lệnh code), tạo ra những phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển chúng dựa trên công cụ lập trình. Hiện nay, lập trình được phân thành nhiều mảng chuyên sâu như: lập trình game, lập trình Web, lập trình Mobile, lập trình hệ thống, lập trình Database.
Tổng quan về nghề lập trình.
Công việc chung của một lập trình viên là gì?
– Xây dựng, thiết kế một ứng dụng
– Sửa chữa và nâng cấp những ứng dụng có sẵn
– Xây dựng, hoàn thiện những chức năng xử lý
– Nghiên cứu và phát triển thêm các tính năng, công nghệ mới.
Những tố chất cần thiết để trở thành một lập trình viên
Suy nghĩ logic
Để trở thành một lập trình viên, bạn cần phải linh hoạt, nhạy bén và khả năng phán xét cao trong mọi tình huống bằng phương pháp logic. Bởi nếu không có suy luận logic thì nghề lập trình viên sẽ không thích hợp với bạn. Bạn sẽ nhanh chóng bị nhàm chán và đau đầu với những đoạn code, mệt mỏi gỡ rối những lỗi về dấu chấm, phẩy…
Cẩn thận và tỉ mỉ
Lập trình viên cần có thói quen cẩn thẩn và chú trọng từng chi tiết. Đó là những chi tiết rất nhỏ, bởi nếu bạn bỏ qua chúng sẽ dẫn tới hàng nghìn lỗi nhỏ khác kéo theo. Đồng thời bạn cũng cần có kĩ năng truyền đạt thông tin tốt và viết chương trình một cách mạch lạc để đồng nghiệp hiểu được hết đoạn mã và những gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn.
Làm việc theo nhóm
Tính chất của công việc lập trình viên là làm việc theo nhóm, vì thế bạn cần biết thích ứng và chia sẻ những ý kiến của các thành viên nhóm mình. Những kỹ năng cần có như thuyết trình, giao tiếp ứng xử, phối hợp nhuần nhuyễn trong công việc… cần có để mọi việc thuận lợi và suôn sẻ.
Tính độc lập
Bạn sẽ phải quen dần những áp lực thời hạn dự án làm việc. Đôi lúc bạn phải làm việc một mình, vì thế đòi hỏi tính độc lập cao, biết sắp xếp và tổ chức thời gian hợp lý để hoàn thành dự án đúng hạn.
Khả năng thiết kế
Một trong những yếu tố cần thiết của người lập trình viên là phân tích và thiết kế. Chẳng hạn khi bạn thiết kế một hệ thống kinh doanh, bạn cần phải thiết kế các bản lưu trực thông tin, giao diện đẹp để nhập xuất thông tin… Công việc của lập trình viên cần có sự lắng nghe và tiếp thu đúng những yêu cầu của khách hàng. Vì thế kỹ năng thiết kế không thể thiếu trong lĩnh vực này.
Kiên nhẫn
Những vấn đề mà lập trình viên thường xuyên gặp không dễ dàng giải quyết và mất rất nhiều thời gian để xử lý. Vì thế, bạn sẽ cần phải có tính kiên nhẫn bởi đôi khi sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nếu hướng đi ban đầu không hứng.
Không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân
Lập trình viên không chỉ học kiến thức ở trường mà còn th thập kiến thức ở nhiều nguồn khác mới đáp ứng được yêu cầu công việc sau này. Do đó, bạn nên tập khả năng tự học tài liệu qua sách vở, internet, từ những người có kinh nghiệm đi trước và cả bạn bè xung quanh. Hãy thử sức nhiều dự án thực tế, dần dần bạn sẽ thành thạo hơn với những kiến thức mình học được.
Các cấp bậc của nghề lập trình viên
Không phải mọi trình lập viên đều có trình độ giống nhau, để trở thành một trình lập viên chuyên nghiệp, xuất sắc, bạn phải trải qua một thời gian khổ luyện lâu dài. Cụ thể các cấp bậc của nghề lập trình viên như sau:
– Junior Developer: có kinh nghiệm dưới 3 năm, nắm bắt được tổng thể về cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, với trình độ này bạn có thể viết được các ứng dụng đơn giản.
– Senior Developer: có kinh nghiệm 4-10 năm, cấp bậc này có kiến thức sâu hơn và có thể lập trình những ứng dụng phức tạp.
– Leader Developer: có kinh nghiệm 7-10 năm, ở cấp bậc này bạn có đầy đủ kỹ năng như một senior developer và làm việc một mình hoặc lãnh đạo một nhóm gồm các lấp trình viên.
– Mid-level Manager: là người quản lý các lập trình viên, làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao, có quyền thuê hoặc sa thải nhân viên. Những chức danh ở cấp bậc này như: Project Manager, Product Manager,…
– Senior Leader: Quản lý cấp cao, lãnh đạo các quản lý cấp dưới và có nhiệm vụ báo cáo lên ban giám đốc của doanh nghiệp, công ty. Những chức danh ở cấp bậc này là: CEO, CTP hoặc VP.
Lập trình viên làm việc ở đâu?
Bạn có thể phỏng vấn và làm việc ở những vị trí IT thuộc công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ hay bộ phận IT của những công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp. Bởi bản chất công việc này là làm việc với máy tính, có thể làm việc tại văn phòng hoặc làm Freelance IT đều được. Các công ty phần mềm hàng đầu hiện nay nếu bạn muốn có môi trường làm việc tốt như Kama Software, Mona Media hay Misa,…
Những hướng đi cho một lập trình viên
Một số hướng đi phổ biến cho một lập trình viên thường:
– Web Developer: Đây có lẽ là ngành phổ biến được nhiều người chọn lựa. Nhiệm vụ chính của bạn dĩ nhiên là làm các ứng dụng web. Bên cạnh đó, có thể chọn hướng đi chuyên sâu về front-end, back-end hoặc full-stack để đảm nhiệm cả hai. Các công ty lập trình web tại Việt Nam hay trên thế giới đều có những mức đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn cho Web Developer, một lập trình viên có 2 năm kinh nghiệm code web có thể nhận mức lương trên 1000$ tại công ty Webmini là chuyện rất bình thường.
– Mobile Developer: “Go mobile” đã, đang và sẽ là xu thế phát triển mạnh mẽ cho ngành lập trình. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp cho mảng này cực kỳ nhiều. Nhiệm vụ chính của bạn là phát triển các ứng dụng điện thoại như app quản lý trọ, app bán hàng online… ứng dụng máy tính, web mobile app bảng hoặc có thể những ứng dụng cho tivi, wearable devices.
– Game Developer: nếu nói ngành lập trình hướng nào nghệ sĩ nhất có lẽ là lập trình game. Với những kỹ thuật của mình, bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng, thiết kế thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh khả năng kiến thức lập trình giỏi, bạn cần có kỹ năng phân tích, giải quyết mọi vấn đề thật logic và đương nhiên là phải có niềm đam mê với game rồi.
– Automation Developer/ Tester: Nhiệm vụ chính của mảng này tất nhiên là phát triển automation tool. Tùy vào từng dự án của công ty mà họ sẽ phát triển chuyên sâu tool, framework, library hay viết script dựa trên một công cụ automated test nào đấy.
– Embedded Developer: Đây là ngành khá ngầu, đa số máy móc bây giờ đều có microchip và thiết bị cảm biến, tương tác với thế giới thật. Embedded Engineer là những người viết nên bộ não thông minh này để điều khiển máy giặt, lò vi sóng hay những robot hút bụi, máy bay….
Trên đây là những chia sẻ về con đường của lập trình viên, nếu bạn đang tìm hiểu và đam mê ngành IT, hoặc có nhiều hướng đi khác nữa , hãy chia sẻ với chúng tôi nhé! Chúc bạn thành công!